BONEcheck là tập hợp kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học về loãng xương (xem phần trích dẫn). Các công trình nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu Dubbo Osteoporosis Epidemiology Study, nghiên cứu Study of Osteoporotic Fractures (SOF), nghiên cứu Osteoporotic Fractures in Men (MrOS) Study, và nghiên cứu Vietnam Osteoporosis Study. Nghiên cứu tổng hợp và theo dõi hơn 20000 nam và nữ từ 50 tuổi trở lên dựa trên đặt điểm cơ bản của thông số sức khoẻ của người tham gia như mật độ xương, tình trạng bệnh tật, lối sống và nhiều chỉ số khác.
Mô hình tiên lượng gãy xương trong BONEcheck đã được kiểm tra và thử nghiệm qua nhiều nghiên cứu trước đây ở
Úc, Tân Tây Lan, Ba Lan, Canada và Hoa Kỳ. Kết quả của các thử nghiệm này cho thấy mô hình trong BONEcheck
(Garvan Fracture Risk Calculator) tiên lượng chính xác bằng hay cao hơn các mô hình khác như FRAX.
Mô hình ước tính tuổi xương được xây dựng trên dữ liệu Danish Registry của Đan Mạch và đã được kiểm tra
trong nghiên cứu Study of Osteoporotic Fractures và Osteoporotic Fractures in Men Study (MrOS). Mô hình ước
tính thời gian dẫn đến loãng xương được xây dựng trên dữ liệu nghiên cứu của Study of Osteoporotic Fractures
và đang được thử nghiệm ở một nghiên cứu khác.
Việc kiểm tra và thử nghiệm mô hình là một quá trình liên tục. Sẽ có nhiều nghiên cứu thử nghiệm trong tương
lai, và chúng tôi sẽ cập nhựt hoá. Để có thông tin chuyên sâu hơn, có thể tham khảo các bài báo khoa học
liệt kê dưới trang này.
Trên cơ sở phân tích chi tiết trên hơn 50 yếu tố tiềm ẩn, chúng tôi xác định được 5 yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe xương. Các yếu tố này bao gồm tuổi, mật độ xương, cân nặng, số lần từng gãy xương sau tuổi 50 và số lần té ngã trong 12 tháng qua. Chúng tôi đã sử dụng những yếu tố nguy cơ này để xây dựng mô hình tối ưu nhằm dự báo chính xác nguy cơ gãy xương.
BONEcheck sử dụng các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gãy xương đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau xác định. Một số yếu tố như sử dụng corticoid, hút thuốc, uống rượu, tập thể dục và bổ sung canxi có thể ảnh hưởng lên nguy cơ xương một cách gián tiếp thông qua mật độ xương, vốn đã là một thành phần của mô hình dự báo gãy xương. Cần lưu ý một yếu tố nguy cơ không có trong mô hình dự báo gãy xương không có nghĩa yếu tố này không quan trọng. Trong thực tế, duy trì chế độ ăn phù hợp, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và rượu bia là những nội dung thiết yếu trong dự phòng gãy xương.
Mật độ xương của mỗi người được đo bằng trọng lượng xương tính bằng gram trên mỗi centimeter vuông cơ thể (g/cm2 ) hoặc trình bày dưới dạng chỉ số T. Chỉ số T được dùng để so sánh mật độ xương của một cá nhân với mật độ xương trung bình của người trẻ 20-30 tuổi có cùng giới tính (được xem là “mật độ xương đỉnh”). Ví dụ chỉ số T của một người bằng -2 có nghĩa là người này có mật độ xương thấp hơn mật độ xương đỉnh 2 độ lệch chuẩn. Một người được chẩn đoán là “loãng xương” nếu như có chỉ số T thấp hơn -2,5.
Chúng tôi xây dựng BONEcheck bằng số liệu thực tế với 95% số liệu từ người không sử dụng thuốc chống loãng xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị loãng xương cho những người có chỉ số T dưới -2,5 hoặc từng bị gãy xương giúp giảm nguy cơ gãy xương từ 35 đến 50%. Do vậy, nguy cơ gãy xương dự báo cho người đang sử dụng thuốc chống loãng xương có thể hiệu chỉnh giảm đi 35-50% để đảm bảo chính xác.
Trong khám chữa bệnh thì nguy cơ gãy xương 5 năm có ứng dụng thực tế cao hơn so với nguy cơ 10 năm.
Mặc dù có nhiều mô hình dùng để dự báo gãy xương được xây dựng nhưng đa số mô hình tập trung vào gãy xương hông hoặc chỉ dùng cho phụ nữ. Mô hình của chúng tôi được sử dụng cho cả nam và nữ, đồng thời dự báo cả gãy xương hông lẫn các loại gãy xương khác. Ngoài ra mô hình FRAX cũng có thể sử dụng trực tuyến.
Kết quả dự báo gãy xương từ các mô hình khác nhau có thể không giống nhau do các mô hình sử dụng dữ liệu và phương pháp khác nhau. Trong thực tế những khác biệt này (nếu có) thường không đáng kể và không làm thay đổi phương pháp điều trị.
Chắc chắn là có. Ở người lớn tuổi, mật độ xương sẽ giảm cùng với gia tăng tuổi, và mất xương sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Do vậy, nguy cơ gãy xương không cố định mà thay đổi theo thời gian, cho dù sự thay đổi này thường không qua lớn ở đa số người.
Xác định ngưỡng nguy cơ thích hợp để điều trị thường không đơn giản vì còn phụ thuộc vào đánh giá của từng cá nhân và ý kiến của bác sĩ. Nhìn chung nguy cơ gãy xương trong 5 năm >10% được xem là cao, 5-10% là vừa và <5 là thấp. Do thuốc chống loãng xương (như bisphosphonates) có thể làm giảm 35-50% nguy cơ gãy xương, phân tích chi phí-hiệu quả cho thấy người có nguy cơ gãy xương 5 năm tối thiểu 10% (hoặc nguy cơ 10 năm > 20%) nên được điều trị. Ngưỡng nguy cơ này cũng được sử dụng trong dự phòng bệnh lý tim mạch và đã được các chuyên gia loãng xương khuyến cáo. Với tình hình bệnh lý loãng xương chưa được quan tâm và điều trị đúng mức hiện nay, mô hình dự báo gãy xương của chúng tôi được kỳ vọng là sẽ giúp làm tăng mức độ chấp nhận điều trị và giảm những ảnh hưởng bất lợi của bệnh lý loãng xương trong cộng đồng.
Gãy xương, đặc biệt là xương hông thường làm gia tăng nguy cơ tử vong. Gãy xương được xem như là một biểu hiện quan trọng của thoái hóa hệ xương. Tuổi xương là một chỉ số được chúng tôi xây dựng nhằm để đánh giá mức độ thoái hoá của hệ xương do gãy xương hoặc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của gãy xương gây ra. Do vậy một người 60 tuổi có tuổi xương là 62 có nghĩa là hệ xương của người này tương tự như hệ xương của một người 62 tuổi khỏe mạnh và không có yếu tố nguy cơ. Nói cách khác tuổi thọ của người này mất đi 2 năm do hậu quả của gãy xương hoặc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của gãy xương gây ra.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện được nhiều gen ảnh hưởng đến mật độ xương. Hồ sơ di truyền xương “osteogenomic profile” là một dạng mô hình dự báo đánh giá ảnh hưởng tổng thể của các biến thể di truyền gen làm tăng nguy cơ gãy xương. Trong BONEcheck, hồ sơ di truyền xương được xây dựng dựa trên 63 biến thể gen có ảnh hưởng đến mật độ xương.
References
Sự phát triển của công cụ BONEcheck được mô tả trong bản preprint sau:
Nguyen D, et al. BONEcheck: a digital tool for personalized bone health assessment.
MedRxiv: https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2023.05.10.23289825v1Những công trình nghiên cứu phía sau BONEcheck:
Những nghiên cứu và bình luận về đánh giá nguy cơ gãy xương:
Những nghiên cứu mô tả khái niệm 'Tuổi Xương' hay 'Skeletal Age':
Những nghiên cứu mô tả khái niệm 'Chữ kí gen' hay 'Osteogenomic Profile':
Những nghiên cứu liên quan:
Những nghiên cứu liên quan về phòng ngừa: